Quy trình thiết kế xây dựng nhà phố chuẩn xác

20 / 100

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là tại các thành phố lớn đang trở nên ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc xây thiết kế xây dựng nhà phố không chỉ là một nhu cầu cơ bản mà còn là một ước mơ của nhiều người. Để chuẩn bị tốt nhất cho việc xây dựng tổ ấm riêng của mình, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Những lưu ý khi thiết kế xây dựng nhà phố

Nắm rõ quy trình thiết kế nhà phố để quá trình xây dựng được hoàn thiện

Quy trình thiết kế xây dựng nhà phố mang đến những điều lo lắng cho gia chủ, cùng tìm hiểu những lưu ý dưới đây để quá trình xây dựng được hoàn thiện.

  • Lập kế hoạch chi tiết trong thiết kế xây dựng: Trước khi bắt tay vào xây dựng một căn nhà phố, việc lập kế hoạch chi tiết là bước quan trọng đầu tiên. Kế hoạch bao gồm xác định diện tích xây dựng, số tầng, số phòng và phong cách kiến trúc phù hợp. Lập kế hoạch cẩn thận sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và đảm bảo nhà phố được xây dựng đúng như mong muốn.
  • Tính toán diện tích và chi phí xây dựng: Sau khi đề ra ý tưởng, việc tính toán diện tích xây dựng và ước lượng chi phí là bước tiếp theo không thể bỏ qua. Cần xem xét quy định về diện tích xây dựng theo pháp luật để tránh bất ngờ về chi phí trong quá trình thiết kế và xây dựng.
  • Thiết kế xây dựng nhà phố kiến trúc phù hợp: Lựa chọn phong cách thiết kế kiến trúc phù hợp là yếu tố quan trọng tiếp theo. Có thể tham khảo các mẫu nhà phố trên internet hoặc tìm sự tư vấn từ các đơn vị xây dựng uy tín. Thiết kế cần phản ánh phong cách và nhu cầu sử dụng của gia đình.
  • Tạo không gian thoáng đãng: Không gian là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà phố. Bố trí giếng trời hoặc sân vườn giúp cho không gian sống thông thoáng, mang lại sự thoải mái và dễ chịu cho cả gia đình.

Quy trình thi công xây dựng nhà phố trọn gói hiện nay

Trước hết, cần hồ sơ xin giấy phép xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, cần lên bản vẽ nhà và kế cấu của căn nhà cùng lập bảng tạm tính chi phí cho dự án. Tiếp theo là chuẩn bị mặt bằng để tiến hành thi công xây dựng.

Xây dựng phần móng vững chắc

Phần móng được coi là phần quan trọng nhất giúp nâng đỡ cả công trình

Xây dựng phần móng là công việc hàng đầu trong các hạng mục thiết kế xây dựng nhà phố, đó là quy trình thiết lập nền móng cơ bản của công trình. Công việc này định hình tính vững chắc của toàn bộ công trình, bao gồm cả hệ khung bê tông cốt thép (BTCT) của cột, dầm và sàn.

Quy trình này đòi hỏi một đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu như cốt thép, xi măng, cát, đá và sỏi. Các thiết bị cần thiết cũng phải được chuẩn bị để phục vụ cho quá trình xây dựng một cách hiệu quả.

Thi công xây dựng phần thô

Sau khi hoàn thiện quá trình xây dựng phần cơ bản, chúng ta tiến vào giai đoạn thi công phần thô của công trình. Nếu phần xây dựng cơ bản quyết định tính vững chắc của ngôi nhà, thì phần thô là yếu tố quyết định đến thẩm mỹ và tinh tế của công trình trong tương lai.

Công đoạn hoàn thiện nhà phố

Trong giai đoạn hoàn thiện này là giai đoạn hoàn thiện nội thất, cho gia chủ có thể lựa chọn đơn vị chuyên thi công và thiết kế nội thất chuyên nghiệp để thực hiện theo ý muốn của mình.

Tùy thuộc vào tay nghề của thợ và mức độ đầu tư vào vật liệu, việc hoàn thiện sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình và các hạng mục thi công bao gồm:

  • Lắp dựng các loại cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép,…
  • Lắp dựng lan can cho cầu thang, lan can,…
  • Thiết lập hệ thống nước nóng-lạnh và các thiết bị khác.
  • Lắp vách ngăn bằng thạch cao, kính cường lực,…
  • Lắp dựng khung xương và mái để lấy sáng.
  • Hoàn thiện các hạng mục liên quan đến gỗ như cầu thang, cửa, tay vịn cầu thang,…
  • Lắp trần nhà.
  • Lắp đặt hệ thống làm lạnh.
  • Dọn dẹp vệ sinh và bàn giao công trình cho gia chủ.

Nghiệm thu, hoàn công và đưa vào sử dụng

Giai đoạn nghiệm thu giúp phát hiện những sai sót để sửa chữa kịp thời

Sau khi hoàn tất phần thiết kế xây dựng nhà phố và thi công, bước cuối cùng là tiến hành nghiệm thu công trình. Trong bước này, việc nghiệm thu một cách kỹ càng sẽ giúp đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình, cũng như phát hiện và sửa chữa những sai sót nếu có.

Quy trình nghiệm thu phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có sẵn đầy đủ bảng thống kê về các vấn đề liên quan.
  • Quy định rõ ràng về thời hạn bảo hành.
  • Xác định rõ các bên liên quan đến việc sửa chữa.
  • Thực hiện nghiệm thu lại sau khi các sửa chữa đã được hoàn thành.

Nếu công trình đã đạt đủ yêu cầu, có thể đưa vào sử dụng. Khi tất cả các bước trên đã được hoàn tất, nhà thầu sẽ tiến hành hoàn công và bàn giao công trình hoàn thành cho gia chủ.